Diện mạo nông thôn mới ở Ninh Bình ngày càng văn minh, hiện đại

Những kết quả từ xây dựng nông thôn mới tiếp tục làm thay đổi diện mạo nông thôn của tỉnh Ninh Bình theo hướng văn minh,ệnmạonôngthônmớiởNinhBìnhngàycàngvănminhhiệnđạ hiện đại; đời sống người dân ngày càng nâng cao.

Về xã Khánh Cường, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, các tuyến đường đều được trải nhựa phẳng lì. Hai bên đường, những hàng cây cũng được người dân trồng rất xanh tốt. 

Bà Nguyễn Thị Nhung, một người dân xã Khánh Cường cho biết, bà và những hộ dân khác thường xuyên dọn dẹp vệ sinh đường làng, ngõ xóm, chăm sóc, cắt tỉa cây xanh. Do vậy cảnh quan môi trường ở đây luôn đảm bảo xanh - sạch - đẹp. 

Theo ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND xã Khánh Cường, để hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, ngoài sự chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền thì sự đồng lòng của nhân dân cũng là yếu tố then chốt. Đảng ủy, chính quyền xã đã tích cực vận động, khơi dậy và phát huy tính tự chủ của nhân dân. Trong tuyên truyền, nhất quán phương châm chỉ đạo "Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ; người dân làm chủ thể, Nhà nước định hướng, hướng dẫn tổ chức và hỗ trợ thực hiện; lấy cơ sở làm địa bàn chỉ đạo thực hiện nông thôn mới". 

Việc xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu đã tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp, các công trình kinh tế - xã hội trên địa bàn xã được đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Đồng thời hình thành và phát triển các mô hình sản xuất hàng hóa có hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững.

Kết quả trong năm 2023, tổng nguồn lực huy động xây dựng nông thôn mới nâng cao của xã Khánh Cường là 23.301 triệu đồng, trong đó có 10.250 triệu đồng do nhân dân tự chỉnh trang. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt trên 70 triệu đồng/ năm, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn 0,96%.

Hiện nay, xã Khánh Cường đang tập trung huy động các nguồn lực đầu tư nâng cao chất lượng các tiêu chí, phấn đấu năm 2024 về đích xã nông thôn mới kiểu mẫu. 

Ninh Bình 11
Những tuyến đường giao thông ở Ninh Bình được xây dựng khang trang, sạch đẹp.

Không chỉ ở xã Khánh Cường, tại các địa phương triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư nâng cấp, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân. 

Đến nay, 100% các xã có kết cấu hạ tầng kinh tếxã hội đạt chuẩn tiêu chí nông thôn mới, trong đó có trên 27% số xã đạt chuẩn ở mức nâng cao. Toàn tỉnh đã làm được 16.904 tuyến đường, với tổng chiều dài 2.138,7 km; tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 96,6%; 100% xã có nhà văn hóa xã; tỷ lệ hộ nghèo còn 2,01%, tỷ lệ hộ cận nghèo còn 2,37%... 

Hết năm 2023, toàn tỉnh có 8/8 huyện, thành phố đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới; 119/119 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 50/119 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đạt 42,02%), 18/119 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (đạt 15,1%).

Được biết, giai đoạn 2023 - 2025, tỉnh Ninh Bình đặt mục tiêu có thêm 41 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đưa tỷ lệ xã nông thôn mới nâng cao lên 60% tổng số xã; có thêm 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, nâng tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu lên 23%. Phấn đấu đến hết năm 2025, tỉnh có 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; tỉnh được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới vào năm 2025. 

Để hoàn thành các mục tiêu đề ra, tỉnh đã xây dựng kế hoạch, lộ trình, các giải pháp thực hiện. Trong đó, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai quyết liệt các nhiệm vụ xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, với sự tham gia của cả hệ thống chính trị từ huyện đến xã, thôn, xóm.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến trong nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh về xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu. 

Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện nội dung các tiêu chí; thực hiện tốt việc lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án, sự đóng góp của hợp tác xã, doanh nghiệp và nhân dân để tạo ra nguồn lực tổng hợp nhằm phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, bảo đảm kết nối nông thôn và đô thị, nhất là lĩnh vực giao thông trọng điểm, đô thị động lực. Chú trọng huy động nguồn lực cho văn hóa, y tế, giáo dục đào tạo, môi trường... 

Tỉnh Ninh Bình phát huy tối đa vai trò chủ thể của người dân, lấy phục vụ lợi ích cho người dân nông thôn làm động lực trong xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và thôn nông thôn mới kiểu mẫu; đánh giá đúng thực trạng, tiềm năng, lợi thế của từng xã, từng vùng để xác định cụ thể các nội dung, nhiệm vụ và đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. 

Với định hướng xây dựng Ninh Bình thành trung tâm du lịch quốc gia, vì vậy các địa phương trong tỉnh xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển du lịch, trọng tâm là xây dựng cảnh quan nông thôn, bảo tồn và phát triển các nghề, làng nghề truyền thống. Bên cạnh đó, trong thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), chất lượng sản phẩm và việc đảm bảo các tiêu chuẩn được đặt lên hàng đầu; quan tâm hỗ trợ sau đầu tư đối với các sản phẩm để đảm bảo công bằng, hiệu quả và thực chất. 

Việt Nam hùng cườngMáy bay cất cánh phải có gia tốc ở giai đoạn lấy đàMáy bay cất cánh phải có gia tốc ở giai đoạn lấy đà Điểm đột phá để hiện thực hóa “cuộc cách mạng số”Điểm đột phá để hiện thực hóa “cuộc cách mạng số” ‘Việt Nam ước tính có 20 tỷ phú’‘Việt Nam ước tính có 20 tỷ phú’ Nghịch lí của doanh nghiệpNghịch lí của doanh nghiệp Kỷ nguyên Vươn mình: Quốc gia phải giàu có, thịnh vượngKỷ nguyên Vươn mình: Quốc gia phải giàu có, thịnh vượng

版权声明:本文内容由互联网用户自发贡献,该文观点仅代表作者本人。本站仅提供信息存储空间服务,不拥有所有权,不承担相关法律责任。如发现本站有涉嫌抄袭侵权/违法违规的内容, 请发送邮件至 [email protected] 举报,一经查实,本站将立刻删除。

(71358)
打赏 微信扫一扫 微信扫一扫 支付宝扫一扫 支付宝扫一扫
上一篇2024-10-23 06:11
下一篇 2024-10-23 07:58

相关推荐

发表回复

您的电子邮箱地址不会被公开。必填项已用*标注