Giải pháp cứu cánh cho dạy thêm, học thêm ở phổ thông

>> Dạy thêm,ảiphápcứucánhchodạythêmhọcthêmởphổthô học thêm: "Tránh đóng phí 2 lần chỉ để học lại kiến thức trên lớp"

>> Lý do gì khiến nhiều phụ huynh cho con đi học thêm?

>> Có nên tiếp tục cấm dạy thêm, học thêm khi “càng cấm càng làm”?

Trao đổi với phóng viên VOV.VN về vấn đề dạy thêm, học thêm và đưa hoạt động này vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện ông Đặng Tự Ân, Giám đốc Quỹ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) cho rằng, điều này vừa sai luật vừa không đúng với thực tiễn khi triển khai vào cuộc sống.

Định nghĩa “học thêm”và học thêm tại các nước

Ông Đặng Tự Ân cho biết, theo tổ chức UNESCO hoạt động dạy thêm, học thêm ở hệ thống trường công được gọi là “Giáo dục ngoài luồng (Shadow Education). Bản chất của giáo dục ngoài luồng là “chỉ việc phụ đạo cho các môn học chính, có thu phí và được tổ chức ngoài giờ học chính khóa tiêu chuẩn của Nhà nước”. 

Học thêm có một lịch sử lâu dài tại khu vực châu Á và ngày càng gia tăng. Ngay từ năm 1943 đã có hình thức giáo dục này ở Sri Lanka. Tại Nhật Bản và Hàn Quốc, Chính phủ rất quan tâm, đầu tư nghiên cứu về học thêm để từ đó đưa ra nhiều chính sách phù hợp và được áp dụng từ những năm 60 của thế kỷ trước.

Qua kết quả khảo sát mẫu ở nhiều trường phổ thông của 32 nước cho thấy, tỷ lệ học sinh học thêm là khá cao, ví dụ: Trung Quốc có 73,8% học sinh tiểu học, 65,6% học sinh THCS và 53,5% học sinh THPT; tỉ lệ này ở Hàn Quốc lần lượt là 87,9%, 72,5% và 60,5%; Nhật Bản là 15,9%, 65,2% và 24,8%; Azerbaijan có 93,1% học sinh cuối cấp THPT; Mông Cổ có 66% học sinh cuối cấp THPT; Singapore có 97% học sinh phổ thông.

“Các dữ liệu thống kê nêu trên, mặc dù không được bảo đảm độ chuẩn xác như dữ liệu về hệ thống trường học chính khóa, tuy nhiên cũng cho ta thấy một bức tranh phác thảo học thêm khu vực châu Á. Số tiền chi cho học thêm là rất lớn. Tại Hàn Quốc, chi tiêu cho học thêm khoảng 17,3 tỷ USD/năm, tương  đương 80% chi tiêu của chính phủ cho giáo dục công; còn tại Nhật Bản là 12 tỷ USD/năm, tại Singapore là 680 triệu USD/năm…”, ông Ân cho biết.

Theo Giám đốc Quỹ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam, việc nở rộ hoạt động học thêm có tác động mạnh về phân tầng xã hội và tạo ra sự bất bình đẳng lớn: “Giáo viên dạy thêm có thu nhập cao hơn nhiều giáo viên không dạy. Hộ gia đình giàu có, có điều kiện cho con đi học, trong khi hộ nghèo và khó khăn không đủ tiền đóng học phí học thêm cho con. học thêm thực sự là gánh nặng tài chính, đáng lẽ không đáng có. Thanh thiếu niên bị tạo thêm áp lực khi phải tham gia học thêm”.

Học thêm ở Việt Nam

Ông Đặng Tự Ân đánh giá, tại Việt Nam, hoạt động dạy thêm, học thêm cũng không khác nhiều so với các nước khác ở châu Á. Những vấn đề thuộc về bản chất, nguyên nhân, nhận định mặt tốt và chưa tốt của học thêm ở Việt Nam, có nhiều điểm tương đồng như các nước trong khu vực.

Một số giáo viên “dạy trước” khiến cho việc giảng dạy chính khóa gặp khó khăn do trình độ học sinh không đồng đều. Gần đây Internet cũng trở thành phương tiện sử dụng hiệu quả trong dạy thêm và góp phần thúc đẩy học thêm phát triển ngày càng mạnh mẽ.

“Học thêm nhiều nhất là các môn được coi là cần thiết để tiếp tục học cao hơn hay cho thi chuyển cấp, như Toán, Ngữ văn hay Ngoại ngữ. Ngoài bám theo trực tiếp các môn học ở trường, các lớp học thêm thường bổ trợ các môn học chính khóa theo nhiều cách khác nhau. Dạy theo giáo án riêng cho nhóm nhỏ, nhóm lớn và cả hình thức một kèm một. Đôi khi dạy nâng cao, mở rộng giáo án dạy chính khóa”, ông Ân đánh giá.

Cũng theo nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT), tiêu cực của hoạt động học thêm ở Việt Nam và các nước trong khu vực là rất lớn và đã để lại hậu quả năng nề, nguy cơ trở thành bệnh nay y khó chữa. Học thêm thu phí biến học sinh thành “khách hàng”; Tôn sự trọng đạo, quan hệ trong sáng thày trò có từ xa xưa bị xói mòn, hình ảnh đẹp của thày cô biến thành “xấu xí”; Áp lực lên người học tới mức trầm cảm do học thêm quá nhiều; Học thêm trở thành gánh nặng của nhiều gia đình có đông con đang tuổi đi học. Lớp trẻ sợ sinh con vì áp lực kinh tế nuôi con và chi phí ăn học; Xã hội nhìn nhận hoạt động dạy thêm, học thêm với con mắt khác, không phải nghề đòi hỏi sự tận tâm mà đã biến thành nghề tìm kiếm lợi nhuận...

“Giáo dục thế giới đã đồng thuận học thêm là sự tồn tại khách quan, là một hiện tượng xã hội, không tự mất đi và cũng không thể cấm hoạt động. Điều đó được hiểu là học thêm như “cái bóng”, song hành của giáo dục chính khóa trong các nhà trường. Tuy nhiên, học thêm là một lĩnh vực phức tạp, nhưng vẫn có thể tìm ra cách quản lý phù hợp, hiệu quả hơn và “cái bóng” sẽ thu nhỏ hoặc bị triệt tiêu”, ông Ân nói.

Đưa hoạt động dạy thêm  thành nghề kinh doanh có điều kiện, liệu có khả thi?

Ông Đặng Tự Ân cho rằng, đề xuất này vừa sai luật vừa không đúng với thực tiễn khi triển khai vào cuộc sống: “Luật của chúng ta vẫn chưa cho phép giáo dục là ngành kinh doanh như hàng hóa, sản phẩm nhà trường chưa phải là hàng hóa vô hồn. Nhà trường, thày cô với phụ huynh, học sinh chưa phải là quan hệ mua bán, đổi trác, sòng phẳng thông qua đồng tiền. Luật Giáo dục đã cấm “Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền” hay “Cấm lợi dụng hoạt động giáo dục vì mục đích vụ lợi”.

Theo ông Ân, chương trình GDPT 2018 định hướng tới phát triển năng lực học sinh, đưa kiến thức vào SGK đảm bảo cơ bản vừa đủ, dạy học sinh cách học và học thông qua thực hành. Ngoài ra tăng cường giáo dục kỹ năng sống. Do đó, khi thực hiện chương trình giáo dục mới, học sinh không phải “học thêm” mà chính là cần “làm thêm”, “trải nghiệm thêm”.

“Bậc tiểu học đã tổ chức học 2 buổi/ngày, tuyệt đối không học thêm. Hết buổi học học sinh về nhà nghỉ ngơi và dành ít thời gian đọc bài, ôn bài cũ và chỉ làm bài tập nhưng không bằng hình thức viết. Học sinh phổ thông, những nơi chưa học được cả ngày cần chuyển đổi mục đích học thêm từ  tập trung cho học thuật, kiến thức sang tăng cường rèn luyện thể chất, bồi dưỡng nghệ thuật và khoa học công nghệ cho những học sinh có nhu cầu. Thành lập các câu lạc bộ dựa theo cấu trúc tổ hợp tự chọn và khối thi vào đại học cho học sinh THPT”, ông Ân cho biết.

Giám đốc Quỹ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam nêu giải pháp để chuyển hướng tích cực cho hoạt động dạy thêm, học thêm là cần nhanh chóng nâng mức lương cao nhất cho giáo viên trong khối sự nghiệp như Nghị quyết 29/TW, tạo ra các cơ chế tự chủ để giáo viên sống được bằng tổng thu nhập hàng tháng. Từng bước cải tiến việc đánh giá học sinh, đổi mới phương thức, nội dung thi tuyển trong trường, từng địa phương và quốc gia, nhằm giảm áp lực học thêm.../.

Chấn chỉnh việc lạm thu, dạy thêm, học thêm ở Bà Rịa - Vũng Tàu

VOV.VN - Ngành giáo dục tỉnh sẽ thành lập đoàn kiểm tra việc thực hiện của các đơn vị; mỗi địa phương kiểm tra 2 trường ở mỗi cấp học.

版权声明:本文内容由互联网用户自发贡献,该文观点仅代表作者本人。本站仅提供信息存储空间服务,不拥有所有权,不承担相关法律责任。如发现本站有涉嫌抄袭侵权/违法违规的内容, 请发送邮件至 [email protected] 举报,一经查实,本站将立刻删除。

(4)
打赏 微信扫一扫 微信扫一扫 支付宝扫一扫 支付宝扫一扫
上一篇2024-10-23 06:15
下一篇 2024-10-23 06:16

相关推荐

  • 小米挂机那三国手游下载

    小米版挂机那三国是一款由小米手游代理,由享越科技有限公司耗时研发的三国策略题材挂机手游。游戏主打烧脑策略玩法,在这里玩家们将可以感受到一个逼真的三国权倾天下,还可以修建城池来修生养息,助你称霸三国哦! …

    2024-10-23
    44158
  • 分足后到男同伙皆市工做(分足后往到对圆的皆市工做)

    分足后知讲女同伙往到男同伙的皆市工做,但却出找女同伙,一定是没有喜好女同伙了吧?理应是没有喜好了明知讲女同伙往到他的皆市皆没有会自动接洽女同伙那就是真的放下了我该没有应往男同伙所正在的皆市工做呢?我以 …

    2024-10-23
    1582
  • 梨花热忱挽回有效吗(损伤过您的人)

    人尽路末路上,您会碰睹很多人,也会掉落很多人,相遇是缘分安排,区分亦是缘分使然。有的人,从一同头便肯定要与您区分,没有管您为之付出几,皆出要收修正鉴其他局面。改没有了的结局,便没有要再往强供了,勤劳 …

    2024-10-23
    98243
  • 前女友爱情了若何挽回(挨了前女友若何挽回)

    若何挽回分足的前女友2、挽回前女友需供统一 热忱是个微妙的事,即使曾没有正在一路,但也永远没有会跟着光阴消得。里临分足的徐苦,呈报自成分足只是一时,只需收略挽回女同伙的身手,收略若何重新接纳她,那末挽 …

    2024-10-23
    294694567
  • 武神三国志破解版下载

    武神三国志内购破解版是一款三国策略题材的精品回合制手游。游戏独创单兵AI系统,多兵种相生相克同屏混战。这里有的不仅仅是挂机,点兵点将、拯救女神、武将收集养成、讨伐恶霸,这里统统都有哦!赶紧来2265安 …

    2024-10-23
    69298
  • 挽回逝世心外子的尽招,让逝世心的外子顽强己睹

    导语:的离婚女性借能找到荣幸吗?刚走出上一段婚姻,圆怡毅然走进相亲网站,正在细神上熟习了一个老帮派。此次她能找到爱人取得荣幸吗?我们拭目以待!教员自述我叫圆毅(化名)。我40岁了,离婚了。如古我战孙明 …

    2024-10-23
    126
  • 男同伙粘人若何办(男同伙哄短好若何办)

    男同伙很粘人若何回事。他没有是很成逝世,借有就是您占了他世界中的大年夜大年夜局部 。像楼上有同伙举例,便好似齐职太太,您闲着家人,闲着玩游戏,而他一天中有百分之八十皆正在念您,念您正在做甚么,相反,您 …

    2024-10-23
    24412
  • 分足为甚么那末徐苦 忍着没有接洽真的很徐苦

    我是东林xi馆。假设您有故事,往找我。面击上里的“侍从跟随”,您就是我的外子。所谓天少天久的爱情,没有中是好好的神驰。详细的爱情能没有能天少天久,便看您是选对了人,照样做对了事。没有要老是许下永远的许 …

    2024-10-23
    644644
  • 三分球大赛2018游戏下载

    三分球大赛手机版是一款全球不同的游戏模式,真是3D场景,完美音效,丰富的游戏模式,实时畅玩不停。游戏好玩的有趣,真是的篮球游戏,如果你也想玩的话,赶紧来2265安卓网下载吧!三分球大赛2018游戏介绍 …

    2024-10-23
    1668842
  • 男同伙热忱变浓了该若何挽回(男同伙讲出以为了借能挽回吗)

    对男同伙的热忱变浓了,若何办呢? 一样深刻一样深刻说话一样深刻皆是讲下自身正在干吗 身边收生收水了一些甚么事项 然则闭于热忱 心田的成就 一样深刻没有正在德律风里讲 果为德律风里双圆皆看没有到彼此 看 …

    2024-10-23
    3664

发表回复

您的电子邮箱地址不会被公开。必填项已用*标注