Xây dựng đường cao tốc trên cao ở ĐBSCL, liệu có khả thi?

 

TheâydựngđườngcaotốctrêncaoởĐBSCLliệucókhảo Bộ GTVT, giai đoạn năm 2021-2025, khu vực ĐBSCL cần tới hơn 65 triệu m3 cát để đắp đường cho 6 dự án cao tốc trọng điểm và một số dự án quan trọng khác. Tuy nhiên, tính đến tháng 6/2024, nhiều dự án đang thiếu cát đắp nền. Trong khi đó, vùng còn phải đối mặt với sụt lún, sạt lở. Để kéo dài tuổi thọ công trình và giải được “cơn khát” cát, vấn đề đặt ra là ĐBSCL có cần bổ sung giải pháp xây cao tốc trên cao?

Thiếu cát và sạt lở tấn công

Giai đoạn 2021-2025, khu vực ĐBSCL và Đông Nam Bộ triển khai thi công 16 dự án. Tổng nhu cầu vật liệu cát đắp nền đường cho các dự án khoảng 63 triệu m3. Tính đến cuối tháng 6/2024, các bên liên quan đã xác định được nguồn cung cho 37/63 triệu m3, còn thiếu 26 triệu m3 chưa xác định được nguồn cung. Cụ thể, cao tốc Cần Thơ – Cà Mau còn thiếu 2,98 triệu m3; cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng còn thiếu khoảng 10,5 triệu m3; cao tốc Cao Lãnh - An Hữu còn thiếu khoảng 1 triệu m3. Để xử lý dứt điểm các vướng mắc về vật liệu cát đắp, Bộ GTVT đề nghị các tỉnh có nguồn vật liệu cát đắp: An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre phối hợp điều phối nguồn vật liệu. Đảm bảo việc cung ứng đáp ứng cho các dự án hoàn thành vào cuối năm 2025.

Ngoài thiếu vật liệu cát thì ĐBSCL cũng đang bị sụt lún và sạt lở bủa vây ảnh hưởng đường giao thông. Theo thống kê từ Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai, 13 tỉnh/thành ĐBSCL hiện có tới 558 vị trí sạt lở bờ sông với chiều dài hơn 740 km. Trong đó, 81 vị trí sạt lở đặc biệt nguy hiểm, 137 vị trí sạt lở nguy hiểm. An Giang, Cà Mau, Bạc Liêu là những điểm nóng về sạt lở với với phạm vi lớn và tốc độ mạnh. Toàn bộ 13 tỉnh/thành phố tại ĐBSCL đều có nguy cơ ngập, trong đó một số đô thị lớn, trung bình có nguy cơ ngập cao như TP. Rạch Giá, TP. Hà Tiên, TP. Cà Mau, TP. Sóc Trăng, TP. Vị Thanh và TP. Cần Thơ. Thiếu liệu xây dựng, trong khi nền đất yếu đã ảnh hưởng phần nào đến tuổi thọ của đường cao tốc. Trong số rất nhiều “hiến kế” được đặt ra là ĐBSCL cần phải có hướng quy hoạch dân cư và các công trình cao tầng hợp lí để tránh gia tải thêm cho nền đất vốn bị lún “tự nhiên”. Để thuận thiên, cũng có ý kiến cho rằng, nên chăng bổ sung giải pháp xây dựng đường cao tốc trên cao!

Đường cao tốc trên cao có khả thi không?

Cuối tháng 3/2023, GS Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trân đã đề xuất về việc nên nghiên cứu xây dựng cao tốc Cần Thơ – Cà Mau toàn bộ hay một phần. Nếu chọn phương án này sẽ giải quyết cùng một lúc các thách thức địa hình thấp, nền đất yếu, thiếu cát xây dựng, ngập vì sụt lún và nước biển dâng, cản trở hướng truyền lũ và dềnh nước vào những năm lũ lớn. Xây dựng tuyến cao tốc trên cao được đề xuất là nên nghiên cứu kỹ trong bối cảnh thiếu cát xây dựng mà việc khai thác quá mức sẽ tác động xấu đến các dòng sông và bờ biển vốn đang bị xói lở. Giải pháp này hướng đến bền vững của tuyến cao tốc, hài hòa với môi trường, thuận lợi cho sinh kế và đời sống của người dân trong vùng, trước tiên hai bên đường cao tốc.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân phân tích: “Không phải toàn bộ tất cả các đường cao tốc ở ĐBSCL là phải xây dựng cầu cạn mà chỉ những chỗ đất rất yếu, bị lún chìm chúng ta phải xây dựng đường cao tốc trên cao để lâu bền. Nếu so sánh đầy đủ khoa học, khách quan, toàn diện thì phương án xây dựng cầu cạn toàn bộ hoặc từng phần vẫn là phương án ưu việt, tốt hơn hẳn”.

Cao tốc ở ĐBSCL sẽ phải đi qua những vùng đất yếu, đó là chắc chắn. Hiện ĐBSCL có độ cao bình quân chỉ cao hơn mực nước biển khoảng trên 1 mét, mực nước biển vẫn đang dâng cao, nền đất yếu, lại là khu vực đói trầm tích, đang bị sạt lở và xâm thực. Việc xây dựng đường cao tốc trên mặt đất không phải là giải pháp duy nhất ở khu vực này, mà cần có sự so sánh, tính toán để lựa chọn giải pháp khả thi và ưu việt trong trong suốt vòng đời của dự án.

Trước đề xuất này, thạc sĩ Kỹ Quang Vinh - Nguyên Chánh văn phòng Biến đổi khí hậu TP.Cần Thơ cho rằng, cao tốc trên cao được lợi là ít bị ảnh hưởng tác động môi trường (ngập lụt, cản đường lũ, canh tác, dân sinh ...); chủ động về vật tư khan hiếm (không cần quá nhiều cát đắp nền); chủ động về tiến độ xây dựng (thường để gia cường cho nền đất yếu cần chờ thời gian gia tải khoảng 9 tháng đến 1 năm trước khi làm móng đường). Bên cạnh đó, đường cao tốc trên cao có thể là “ý tưởng” để hình thành các khu thương mại phức hợp mà các nước phát triển đã làm. 

Thạc sĩ Kỹ Quang Vinh nói thêm: "ĐBSCL là vùng đất lún, mà tốc độ lún ngày càng nhanh. Một công trình hạ tầng của mình trong 10-15 đã là lạc hậu, không còn đủ độ cao để vượt lũ. Như vậy việc làm cao tốc trên cao sẽ đáp ứng được khả năng chống sụt lún và ít ảnh hưởng đến chế độ thủy văn khu vực đó".

Tiến sĩ Trần Bá Việt - Phó Chủ tịch Hội Bê tông Việt Nam phân tích, nền đất của ĐBSCL yếu nên ảnh hưởng đến tuổi thọ, khả năng khai thác và bảo trì  đường cao tốc. Từ thực tế xây dựng và sử dụng các cầu cạn như đường vành đai 3 của Hà Nội và vành đai 4 của thành phố Hồ Chí Minh, ông Việt cho rằng, phương án xây đường cao tốc trên cao ở khu vực ĐBSCL là hoàn toàn phù hợp về điều kiện kỹ thuật. Xét ở góc độ kinh tế, chi phí xây dựng ban đầu của phương án làm đường cao tốc trên cao chắc chắn cao hơn so với làm đường cao tốc thường nhưng theo ông Việt, nếu tính cả vòng đời dự án, chi phí có thể không quá chênh nhiều: “Cầu cạn phải làm bằng những loại bê tông siêu tính năng nên tính giảm tải rất lớn. Từ đó nó tiết kiệm ngân sách nhà nước và kéo dài tuổi thọ công trình. Hiện nay chúng ta xây cầu cạn thì giá sẽ đắt hơn gấp 2 lần so với phương pháp đắp đất nền nhưng tuổi thọ nó tăng lên gấp 2-3 lần, bảo trì giảm và độ tin cậy cao”.

Còn Theo PGS Tiến sĩ Doãn Minh Tâm, nghiên cứu viên cao cấp về cầu đường cho biết, thực ra phương án xây đường cao tốc trên cao đã được đưa ra trước đây nhưng vì chi phí xây dựng quá cao nên phải thận trọng: “Về mặt kỹ thuật không ai thắc mắc, không ai nghi ngờ. Nhưng về kinh tế thì các đơn vị tư vấn nên tính toán và báo cáo với cấp có thẩm quyền để xem xét”.

Ở góc nhìn khác, tiến sĩ Phùng Đức Tùng - Giám đốc Viện nghiên cứu phát triển Mekong cho rằng, việc lựa chọn phương án xây dựng đường cao tốc trên cao cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Bởi lẽ, hiện nay ĐBSCL đang đối mặt với tình trạng xâm nhập mặn ngày càng tăng và diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Lựa chọn phương án xây dựng toàn bộ đường cao tốc trên cao sẽ không phục vụ mục đích chống xâm nhập mặn và ngăn chặn nước biển dâng cao.

Ông Tùng nêu ý kiến: “Về mặt nguyên tắc thì là không nên là xây hoàn toàn các cầu cạn trên hệ thống cao tốc của ĐBSCL. Đa số các tuyến đường đáp ứng hai mục đích: giao thông và bảo vệ ngăn chặn xâm nhập mặn vào ĐBSCL. Trong toàn tuyến không phải nhất thiết là chỗ nào cũng phải làm như vậy, nhưng có những chỗ nền đất yếu, yêu cầu về mặt kỹ thuật nó đòi hỏi cần phải xây cầu cạn thì vẫn làm thôi”.

Được biết, tuyến đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương, đoạn Bình Chánh – Bến Lức cũng đã được xây dựng theo phương án đường cao tốc trên cao. Theo thông tin từ Sở GTVT tỉnh Long An cho biết, đến nay, đoạn đường cao tốc Bình Chánh- Bến Lức ít phải duy tu sửa chữa, không bị lún hơn so với đoạn Bến Lức – Tân An xây trên mặt đất .

Ở một số quốc gia khác trên thế giới như Mỹ, Malaysia… cũng đã sử dụng phương pháp xây dựng đường cao tốc cầu vượt trên cao tại những khu vực địa hình khó khăn như băng qua eo biển, qua núi, đồi... Đây được cho là một trong những giải pháp tốt nhất trong kỹ thuật thi công thời đại hiện nay.         

Cho nên, ý tưởng bổ sung giải pháp xây dựng đường cao tốc trên cao ở ĐBSCL cũng nên được nghiên cứu. ĐBSCL đang “khát” cao tốc và xứng đáng được đầu tư từ nhiều năm nay. Xây dựng đường cao tốc là chiến lược của Chính phủ nhằm thúc đẩy kinh tế xã hội khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương thức xây dựng vừa đảm bảo yếu tố kỹ thuật, cân đối với ngân sách và phù hợp điều kiện vị trí địa lí… là điều cần được Bộ - Ngành – Địa phương hợp sức cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng trước khi tham mưu Chính phủ. Tránh tình trạng làm nửa chừng, gây lãng phí lớn cho ngân sách của Nhà nước.

版权声明:本文内容由互联网用户自发贡献,该文观点仅代表作者本人。本站仅提供信息存储空间服务,不拥有所有权,不承担相关法律责任。如发现本站有涉嫌抄袭侵权/违法违规的内容, 请发送邮件至 [email protected] 举报,一经查实,本站将立刻删除。

(1138)
打赏 微信扫一扫 微信扫一扫 支付宝扫一扫 支付宝扫一扫
上一篇2024-10-23 11:05
下一篇 2024-10-23 10:35

相关推荐

  • 猴儿岛宝藏的诅咒中文破解版下载

    猴儿岛宝藏的诅咒是一款极其有趣的寻宝探险游戏,玩家化身考古学家带着各式考古工具和寻宝图纸,身处神秘的猴儿岛,通过一个个奇怪的文明废墟,去探寻不为人知的神秘宝藏,这样的游戏气氛是不是很激动呢?快来226 …

    2024-10-23
    5114967
  • 情商低的女人有哪些暗示

    情商智商 让女性把自身的潜力充真阐扬得极尽描摹,正在职人员专中如虎减翼,工做中起來顺心如意。情商智商让女性取得苦稀的热忱。极致的婚姻糊心,让女性衣食住止得更成逝世期,更庸俗,更过细。您的下情商吗 …

    2024-10-23
    1267
  • 外子缘极好的女人是一种甚么样的体验

    分足后女同伙查询访问您的暗示,指的是正在分足后,女同伙便以一种偷偷没有好没有雅查询访问的格式往闭注您的反响战止为。她要知讲是没有是真的成逝世,可可存正在真真正正更改,大年夜概可可或是既有的容貌。那是她 …

    2024-10-23
    8395459
  • 外子对您好短好,齐正在“受用”两字上

    基本疑息:女,25 , 163,48 ,颜值 7-8 分,本科,一段爱情史 我客岁交了个男同伙,人固然没有算很帅,但胜正在个女下家富修养好, …

    2024-10-23
    6387937
  • 百度洪荒之力手游下载

    洪荒之力手游百度版是一款由百度游戏斥资重金打造的策略型战斗手游。游戏以乱世三国为背景,以Q萌的风格打造武将造型,以阵容对战为特色玩法,让玩家们在这里能够凭借策略智慧来扭转战局哦!对这种三国手游感兴趣的 …

    2024-10-23
    12696565
  • 婚纱照主题:凤冠霞帔婚纱照与反串婚纱照

    婚姻 是大年夜大年夜事,假设可以也许拍摄一套属于自身的本性婚配照,老了以后,回念起往,也是一种苦好。那末甚么样的婚纱照主题才算是本性婚配照呢? 婚纱照大年夜大年夜抵分为两种,一种是西式婚纱照,别 …

    2024-10-23
    3299357
  • 真正爱您的外子的暗示

    很多人皆正在问真实的爱情是若何,真正爱您的外子会有若何的暗示,其真爱情大年夜概没有是电视剧情节中大年夜张旗饱的历尽艰险,然则却也是真其真正在的念战您正在一路,往看看爱您的外子会有哪些暗示。 1、真正爱 …

    2024-10-23
    614162174
  • 若何正在爱情中吃定外子

    当两人爱上您了中,爱的天秤没法平衡,总很多人给很多,总很多人给得少,果此给很多、陷得深的那别的一圆便会被战俘、以致被“剥削”,是几女性正在爱情中被男逝世吃得逝世逝世,假设被扔掉落便痛没有欲逝世。聪明女 …

    2024-10-23
    5898
  • 立体包装手机版游戏下载

    立体包装是一款精美设计的休闲益智手机游戏,全新独特的游戏玩法,细致精美的游戏画面设计,卡通像素风格的游戏画风,炫酷夺目的游戏特效让你在游戏中轻松自由的尽显操作,喜欢的朋友快来2265安卓网下载吧!立体 …

    2024-10-23
    5638
  • 您知讲女人“心硬”面前的含义吗?

    扑里临出轨的老公时,会有很多平易近气胸恶意,念尽要收报复他;然则,“若何报复出轨的老公最解气”的真正在含义,出需要陶醉于憎恨与徐苦,反而是要把重面放正在自身逝世少战好好上。最解气的要收是坚持心田坚韧自 …

    2024-10-23
    16322

发表回复

您的电子邮箱地址不会被公开。必填项已用*标注