Sống ở hẻm ‘nhà thùng’ TPHCM: Một thời ăn, ngủ chia ca, tang sự ra đầu phố

Sống trong không gian nhỏ hẹp như chiếc hộp diêm,ốngởhẻmnhàthùngTPHCMMộtthờiănngủchiacatangsựrađầuphố người dân ở “dãy kinh tế mới” của hẻm "nhà thùng" tại TPHCM một thời phải chia ca để ngủ, nhà không đủ chỗ đặt quan tài của người đã khuất.

Kỳ trước: Cảnh lạ ở hẻm ‘nhà thùng’ TPHCM: Trăm năm ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược

“Đến thở thôi cũng mệt”

Khuất sau những tòa nhà tráng lệ trên đường Thủ Khoa Huân (quận 1, TPHCM) là con hẻm 24 hay còn được biết đến với biệt danh hẻm “nhà thùng”.

Bà Trần Thị Mừng (65 tuổi), người sinh ra lớn lên tại hẻm cho biết, cuộc sống nơi đây bao năm qua bó hẹp trong những căn nhà bé như hộp diêm. 

Sợ ngạt khói bếp than, bếp dầu, đến bữa người dân thường ra một bên hẻm nấu nướng. Nhiều người tận dụng khoảng không gian ít ỏi này để giặt giũ, phơi phóng. 

W-hem-nha-thung-1.JPG.jpg
Hẻm "nhà thùng" nằm ngay trung tâm quận 1. Ảnh: Hà Nguyễn

Nhà bà Mừng rộng chưa đầy 6m2 nên tuổi thơ của bà là chuỗi ngày vật vờ, ăn ngủ ngoài hẻm, dưới hiên những căn nhà lớn đối diện. 

Bà kể: “Nhà tôi bé tẹo nên để có không gian cho mọi người, ba mẹ làm thêm gác lửng. Dù vậy, anh chị em chúng tôi vẫn phải ra hẻm ngủ tạm.

Lúc ba mẹ còn sống, cả gia đình hơn 10 người sống chen chúc trong căn nhà này. Nhà nhỏ lại đông người nên hầu như không có chuyện gia đình cùng ngồi ăn cơm.

Hàng ngày, mọi người trong nhà đều đi làm. Mẹ tôi buôn bán lặt vặt ngoài chợ, ba làm ở tiệm bánh bao bên kia đường Thủ Khoa Huân. Anh chị em tôi ai học thì đi học, không thì ai thuê gì làm nấy để có tiền trang trải.

Mẹ tôi cứ nấu cơm để sẵn ở nhà. Ai về trước, ăn trước. Nếu về cùng lúc, mỗi người bới mỗi tô rồi bưng ra hẻm tìm chỗ ngồi ăn. 

Tối đến, chúng tôi về nhà chia nhau tắm rửa rồi lại mỗi người một nơi vì trong nhà nóng nực, ngột ngạt. Lúc ngủ, mẹ tôi và các cháu nhỏ được nằm trên gác. 

Anh chị em chúng tôi phải chia nhau. Đứa ngủ trong nhà, đứa ra ngoài hẻm hoặc ra mái hiên của mấy căn nhà mặt đường trải ghế bố để ngủ”.

W-hem-nha-thung-2.JPG.jpg
Càng vào sâu, hẻm càng như bị thắt lại bởi những hộ dân thuộc "dãy kinh tế mới" chất đầy đồ đạc ra một bên hẻm. Ảnh: Hà Nguyễn

Cũng như bà Mừng, nhiều bậc cao niên tại hẻm cho biết bản thân ám ảnh việc phải sinh hoạt trong căn nhà bé tí. Họ nói rằng ngày nắng nóng, căn nhà ngột ngạt như lò hơi. Trong không gian ấy, có lúc chỉ thở thôi cũng đã thấy mệt.

Như những gia đình ở cùng “dãy kinh tế mới”, bà Mừng ít khi đến nhà hàng xóm chơi vì nhà ai cũng chật chội. Có chăng, mọi người chỉ đứng ngoài hẻm, trước cửa nhà trò chuyện với nhau. 

Không đủ chỗ đặt quan tài 

Bà chia sẻ: “Dù nhà sát vách nhưng vì hẻm chất nhiều đồ đạc quá, hàng xóm láng giềng có khi không thấy nổi mặt nhau. Đừng nói là hàng xóm, bà con cũng không dám đến chơi vì đâu có chỗ để ngồi”.

Dù vậy, vì cùng cảnh ngộ đi kinh tế mới trở về, người dân trong hẻm rất đoàn kết và giàu lòng tương thân tương ái. Bà Lê Thị Phấn (72 tuổi), người đến hẻm làm dâu từ năm 1969 cho biết, cùng cảnh khó khăn nên mọi người đùm bọc, hỗ trợ nhau hết mình.

Sau này, dù nhà cửa mọc lên san sát, hẻm trở nên chật chội, bức bí hơn nhưng mọi người vẫn giữ nếp sống như xưa. Mọi người vẫn hỗ trợ qua lại, giúp đỡ nhau khi cần thiết.

Bà kể: "Ở đâu cũng có tình làng nghĩa xóm. Tôi nhớ mấy năm trước, đầu hẻm xảy ra vụ hỏa hoạn lớn. Lúc đó, khói đen bao trùm cả con hẻm nên mọi người rất sợ. 

Vì hẻm cụt, có nhiều đồ đạc nếu đám cháy lan đến thì sẽ không có lối thoát. Lúc này, một gia đình có nhà ở cuối hẻm đã mở một lối thoát trong nhà để mọi người chạy ra đường Nguyễn Trung Trực".

W-hem-nha-thung-3.JPG.jpg
Đa số những ngôi nhà tại dãy này đều có diện tích rất nhỏ nhưng là mái ấm của những gia đình có nhiều thành viên. Ảnh: Hà Nguyễn

Trong khi đó, bà Mừng nhớ mãi những ngày thơ ấu. Mỗi khi Tết đến, gia đình bà chỉ mua ít bánh trái cúng các cụ. Nhà quá chật, gia đình bà không có không gian để trang hoàng, bày biện hoa trái, tranh ảnh đón Tết.

Phía đối diện, dãy nhà cao của những gia đình người Hoa thường trang trí lộng lẫy, đốt pháo vang trời. Họ nấu những món ngon truyền thống, hương thơm bay sang “dãy kinh tế mới” khiến bọn trẻ con cứ ngước mũi hít hà.

Những năm ấy, dù nhà chật như hộp diêm, mẹ bà Mừng vẫn chấp nhận nuôi thêm 3 đứa cháu ngoại. Đã thế, bà còn nuôi thêm mẹ chồng bệnh tật. 

Từ ngày gia đình có thêm thành viên, ngoài việc tắm rửa, vệ sinh, bà Mừng gần như phải sinh hoạt ngoài hẻm. Dù còn rất nhỏ, bà đã đi vác gạo, chạy bàn, rửa chén thuê để có tiền phụ giúp bố mẹ nuôi các em. 

W-hem-nha-thung-4.png
Nhà quá chật, người dân ở "dãy kinh tế mới" đa phần nấu nướng, giặt giũ ở một bên hẻm, tận dụng khoảng không gian phía trên cửa chính làm nơi phơi đồ.  Ảnh: Hà Nguyễn

Bà tâm sự: “Lúc còn nhỏ, tôi cố đi làm giúp mẹ nuôi em. Lớn lên, tôi cũng có người theo đuổi, cũng muốn lập gia đình. Nhưng cảnh sống chen chúc trong căn nhà bé tí, đến thở thôi cũng ngột ngạt khiến tôi sợ hãi.

Cùng với việc phải phụ mẹ nuôi em, tôi đành từ chối tình cảm của người ta. Cứ vậy, tôi không dám lấy chồng và ở không đến bây giờ”.

Noi gương chị, người em gái của bà Mừng cũng không lập gia đình. Về già, bà Mừng nhiều bệnh, chỉ ở nhà cơm nước cho các em đi làm nuôi mình. 

Trong căn nhà chật hẹp, bị bao phủ bởi vô số vật dụng linh tinh cùng những túi ve chai, bà chừa một không gian nhỏ làm nơi hương khói cho người đã khuất. Nhắc đến chuyện ma chay, cưới hỏi trong hẻm, bà Mừng tặc lưỡi, ngán ngẩm. 

Bà cho biết, từ trước đến nay, nhà nào cưới xin, gia chủ chỉ trang trí bàn thờ trong nhà làm nơi hành lễ cho đôi trẻ. Lễ diễn ra chóng vánh vì không đủ chỗ cho bà con, quan khách đến chung vui.

Vì nhà nhỏ, hẻm chật nên khó khăn cỡ nào, người dân cũng cố gắng thuê nhà hàng để tổ chức tiệc cưới. Nhà hàng là nơi họ hàng thân tộc gặp gỡ, trò chuyện. 

W-hem-nha-thung-5.JPG.jpg
Sau khi nhiều thành viên trong gia đình mất vì tuổi tác, bệnh tật, người đi chỗ khác thuê trọ, nhà bà Mừng mới có chút không gian. Ảnh: Hà Nguyễn

Bà Mừng chia sẻ: “Nhà chật, hẻm bé xíu, giỗ chạp cũng tổ chức gọn gàng nhất có thể. Bà con lối xóm ngồi ngoài hẻm ăn với nhau bữa cơm rồi ai về nhà nấy. 

Khổ nhất là khi nhà có tang. Ở đây khi có tang sự, mọi người chủ yếu đem áo quan người quá cố ra vỉa hè ở đầu hẻm đặt để mọi người đến phúng viếng.

Hai năm trước, em tôi mất, gia đình cũng làm như thế. Bởi nhà chật quá, không đủ chỗ đặt áo quan. Nếu đặt ngoài hẻm thì sẽ làm ảnh hưởng đến mọi người”.

Bao năm qua, cuộc sống người dân hẻm “nhà thùng” lặng lẽ trôi qua trong khoảng không gian chật hẹp, bức bí. Nhưng không vì vậy mà nơi đây xô bồ, mất đoàn kết.

Hẻm rất an ninh, không có tệ nạn xã hội. Từ lúc sinh ra đến bây giờ, bà Mừng, bà Phấn chưa từng thấy người trong hẻm tranh chấp, mâu thuẫn, cự cãi, xô xát. 

“Dãy tôi ở vì kinh tế khó khăn, ngày trước trẻ con khó được học hành đến nơi đến chốn. Lớp người như tôi thường phải đi làm phụ giúp gia đình từ khi còn rất nhỏ. 

Dù vậy, trẻ em ở hẻm không có ai hư hỏng, quậy phá, nhiễm tệ nạn, phạm pháp.

Lớn lên, dù cuộc sống khó khăn, những người như chúng tôi đều lao động chân chính và không ai dính đến tệ nạn xã hội”, bà Mừng chia sẻ.

Ông Nguyễn Thiện Toàn, Trưởng ban Công tác mặt trận khu phố 8, phường Bến Thành, quận 1, TPHCM cũng khẳng định: “Hẻm 24 Thủ Khoa Huân rất an ninh. 

Người dân có ý thức tự quản rất tốt. Người ngoài, đối tượng xấu khó có thể đến hẻm ẩn náu, hoạt động. Vì thế, hẻm không có nạn trộm cắp, tệ nạn như ma túy, cờ bạc, trộm cắp, mại dâm,...”.

Hẻm độc lạ ở TPHCM, người dân không uống bia rượu, mỗi năm nhịn ăn 1 tháng khi mặt trời mọc

Hẻm độc lạ ở TPHCM, người dân không uống bia rượu, mỗi năm nhịn ăn 1 tháng khi mặt trời mọc

Tại con hẻm được nhận định là độc lạ nhất TPHCM, người dân không chỉ không uống rượu bia mà trong năm còn nhịn ăn, nhịn uống khi có ánh mặt trời suốt 1 tháng.Hẻm chợ chiều ‘lên đời’ thành phố Tây, cư dân rủng rỉnh tiền

Hẻm chợ chiều ‘lên đời’ thành phố Tây, cư dân rủng rỉnh tiền

Một hẻm nhỏ giữa phố Tây Bùi Viện ngày nay từng được người Sài thành biết đến với tên gọi hẻm chợ chiều.Chuyện giang hồ xưa nhảy xe lửa làm điều khiếp vía ở con hẻm ôm trọn đường tàu

Chuyện giang hồ xưa nhảy xe lửa làm điều khiếp vía ở con hẻm ôm trọn đường tàu

Với địa thế đặc biệt, khu vực gác chắn Cống Bà Xếp từng là điểm ẩn thân của trộm cướp nhảy tàu. Sợ cảnh bát nháo, nhiều người không dám mua nhà ở hẻm đường tàu.

版权声明:本文内容由互联网用户自发贡献,该文观点仅代表作者本人。本站仅提供信息存储空间服务,不拥有所有权,不承担相关法律责任。如发现本站有涉嫌抄袭侵权/违法违规的内容, 请发送邮件至 [email protected] 举报,一经查实,本站将立刻删除。

(679)
打赏 微信扫一扫 微信扫一扫 支付宝扫一扫 支付宝扫一扫
上一篇2024-10-23 08:27
下一篇 2024-10-23 08:34

相关推荐

  • 放开那三国2手游变态服下载

    放开那三国2公益服是款非常棒的经典卡牌手游。游戏中玩法多样,超棒的各色玩法,非凡的体验感,各种特色的设定,全新的人物模型,让你爱不释手!喜欢就来下载吧!放开那三国2手游公益服游戏介绍提到巴别时代,目前 …

    2024-10-23
    498736
  • 宝宝吃火腿肠对身体有危害吗

    小孩吃火腿肠的危害很多宝宝都会喜欢吃火腿肠,其实火腿肠长时间使用确实会造成一定的危害,首先火腿肠的热量比较高,长时间吃火腿肠很有可能会导致孩子身体出现发胖的现象,但它的热量虽然比较高,不过营养价值并不 …

    2024-10-23
    237515
  • 市民夜校都有哪些吸引人之处

    市民夜校能满足年轻人多样化的学习需求,为他们提供一个开放的学习环境和社交平台,让年轻人可以接触到更多元化的知识和人脉,增加对外界的了解和认知,为未来的职业和生活发展打下坚实的基础。市民夜校提供了多元化 …

    2024-10-23
    127
  • 孩子缺乏自控力怎么办 尝试使用想象游戏 让娃学会自我管理

    培养孩子的自控力是一项重要任务,对其未来发展至关重要。通过使用“想象游戏”和其他有趣的方法,家长可以帮助孩子锻炼自控力,为他们的未来成功和身心健康打下坚实的基础。自控力是一种能力,可以通过不断练习和积 …

    2024-10-23
    836343
  • 果盘少年三国2官方下载

    少年三国2果盘版是一款三国题材的卡牌rpg手游,拥有多种经典游戏元素,策略国战、群雄争霸、武将养成等玩法应有尽有,炫酷的打击特效,流畅的操作,保证让你爱不释手,欢迎感兴趣的朋友来2265安卓网下载畅玩 …

    2024-10-23
    722131728
  • 怎么培养孩子的情商

    如何培养孩子的情商在培养孩子情商的时候,一定要做到有话好好说,要懂得处理自己的情绪。不要总爱发脾气,不然就特别容易教导出叛逆,而且敏感内心很脆弱的孩子。在和父母的相处过程中,孩子就很容易去模仿一些行为 …

    2024-10-23
    9841234
  • 公立幼儿园的4个硬核优势 私立幼儿园可比不了 别选错了

    在选择幼儿园时,家长应该根据自身的实际情况和孩子的需求,全面考虑各种因素,以做出明智的选择。通过深入了解幼儿园的办学理念、师资力量、课程设置、硬件设施等方面的情况,可以更好地为孩子选择一个安全、优质的 …

    2024-10-23
    79429
  • 小宝宝多大可以不睡午觉

    随着宝宝的成长,他们的睡眠需求也在变化。家长需要实时调整,但不应该强迫宝宝午睡。观察宝宝的表现,根据实际情况调整作息时间,才能让孩子在健康成长的同时,拥有良好的睡眠习惯。表姐家的小宝宝即将满4岁,暑假 …

    2024-10-23
    9851
  • 口袋达人go破解版下载

    口袋达人go破解版是一款全新好玩的手机休闲益智类模拟手游,玩家在游戏中收集恐龙,支持vr设备,真实模拟现实环境,丰富创新的游戏玩法,让玩家身临其境地感受最精彩的追捕乐趣!喜欢的朋友就来2265安卓网下 …

    2024-10-23
    2911513893
  • 孩子学习没动力 试试鲇鱼效应 激发出孩子的好胜心 越学越有劲

    孩子在学习上如果失去了动力,很可能会在学业的长路上徘徊很久,甚至选择放弃。学习动力对孩子的成长至关重要。在这方面,我一直坚信,让孩子置身于良性竞争的环境中,是不断获得进步和提升的有效途径。心理学上有一 …

    2024-10-23
    5133739

发表回复

您的电子邮箱地址不会被公开。必填项已用*标注