Giấy chứng nhận nghề nghiệp giáo viên tạo thêm gánh nặng và áp lực nhà giáo?

 

Nhiều giáo viên tỏ ra ngạc nhiên và băn khoăn tại sao cần giấy chứng nhận nghề nghiệp cho những người làm công tác sư phạm:

"Không cần thiết phải có cái chứng chỉ ấy bởi được cấp bằng đại học thì mình đã vào nghề rồi. Cứ vẽ ra thêm một chứng chỉ thì quá nhiêu khê,ấychứngnhậnnghềnghiệpgiáoviêntạothêmgánhnặngvàáplựcnhàgiá rất mệt mỏi vì trong trường cũng nhiều loại giấy tờ rồi".

"Bây giờ chúng tôi đang có quá nhiều yêu cầu, tôi không rõ là lần này yêu cầu chứng chỉ hành nghề để làm gì khi hàng năm đều có đánh giá về chuyên môn. Việc cấp giấy này có góp phần nâng cao chuyên môn và khắc phục những bất cập hiện nay hay không mới là điều chúng tôi quan tâm".

"Chứng nhận giáo viên là khẳng định nằm trong công việc hàng ngày đào tạo học sinh là chứng nhận quý giá nhất rồi còn giấy tờ thì mình thấy không cần thiết lắm. Mình nên đề cao chuyện chuyên môn hơn giấy tờ".

Theo đề xuất từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, những người đạt chuẩn nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu để hoạt động nghề nghiệp nhà giáo sẽ được cấp giấy chứng nhận nghề nghiệp. Giấy chứng nhận bị thu hồi khi nhà giáo bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ hai năm liên tục, vi phạm kỷ luật ở mức buộc thôi việc, sa thải.

Trước đề xuất này, hầu hết các ý kiến đều cho rằng, để được đứng lớp đã phải có bằng cấp sư phạm, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Nên việc cấp thêm giấy chứng nhận nghề nghiệp là thêm một thủ tục hành chính không cần thiết trong khi chúng ta đang hướng tới dạy học thực chất, bằng cấp thực chất.

Theo ThS Lê Thị Loan, nguyên trưởng Khoa Giáo dục, Học viện quản lý Giáo dục, sau quá trình xét duyệt, những người có đủ tố chất và năng lực thì mới có thể trở thành nhà giáo chính thức. Vậy nếu yêu cầu giấy chứng nhận nghề nghiệp có phải đang nghi ngờ về quá trình đào tạo và tuyển dụng của các nhà trường hay không? hay còn nghi ngờ về chính năng lực của nhà giáo.

Điều này gây ra những ảnh hưởng tâm lý tiêu cực không đáng có. Trong khi không chỉ nhà giáo mà dư luận đều đang có nhiều câu hỏi đầy hoang mang với quy định giáo viên phải có chứng chỉ nghề nghiệp:

"Chưa hình dung được cái chứng chỉ đấy nó đạt mục tiêu gì, giả sử tốt nghiệp Đại học Sư phạm vẫn chưa đủ điều kiện dạy học à? Thêm cái chứng chỉ đó thì ai cấp, quy trình cấp như thế nào? nó có phiền đến những người giáo viên đã có đủ tiêu chuẩn về sư phạm, liệu có chồng chéo và cần thiết hay không?".

Điều mà các chuyên gia giáo dục đang băn khoăn nhất đó là cách tổ chức, quản lý vấn đề này sẽ như thế nào. Nếu đề xuất này được thực thi thì cơ quan quản lý sẽ triển khai thế nào cho hiệu quả hay lại trở thành một quy định kiểu "mua dây buộc mình". Bởi việc cấp chứng nhận, chứng chỉ thì dễ nhưng đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo dẫn tới cấp chứng nhận mới là điều đáng bàn.

Chuyên gia giáo dục Nguyễn Quốc Vương cho rằng, có thể tiếp cận và hòa nhập thông lệ quốc tế với việc cấp giấy phép hành nghề nhưng không nên áp dụng ở thời điểm này. Mà trong tương lai 10-15 năm nữa khi giáo dục nước ta đi vào quỹ đạo cải cách và đạt được các nền tảng cơ bản thì chuyện này mới trở nên cần thiết.

"Khi mà hệ thống giáo dục của chúng ta chưa hoàn bị đặc biệt là hệ thống đào tạo trường sư phạm cũng  như khung pháp lý liên quan đến nhà giáo chưa hoàn thiện mà chúng ta đột ngột đưa ra yêu cầu phải có giấy chứng nhận nghề nghiệp hay giấy phép hành nghề giáo viên thì nó gây ra rối loạn không cần thiết trong khi nguồn lực của chúng ta có hạn, cần tập trung vào các cải cách khác cần thiết và quan trọng hơn".

Tiến sĩ Phạm Hiệp - Đồng trưởng nhóm nghiên cứu đổi mới giáo dục, Trường Đại học Thành Đô cho rằng, nếu cấp giấy chứng nhận nghề nghiệp thì cần thay thế cho các chứng chỉ khác hiện nay như chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Chuyên gia này cũng nêu đề xuất, nếu giữ nguyên quy định nhà giáo phải có giấy chứng nhận nghề nghiệp thì chỉ nên áp quy định này cho cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành khác muốn trở thành giáo viên:

"Làm sao để cái chứng chỉ này trở thành hành lang pháp lý thúc đẩy sự phát triển hệ thống giáo viên trong cả nước. Có lẽ phương án phù hợp là sinh viên sư phạm thì đương nhiên có giấy chứng nhận này, còn những người học ngành nghề khác muốn giảng dạy phải thi lấy chứng nhận này để tạo sự liên thông giữa đào tạo sư phạm với các ngành nghề khác và đào tạo sư phạm nói chung".

Với việc đại diện Cục nhà giáo (Bộ GD&ĐT) cho rằng, việc cấp giấy chứng nhận nghề nghiệp nhà giáo đảm bảo nguyên tắc đơn giản , miễn phí và sử dụng suốt đời và không phải là giấy phép con, nhiều ý kiến cho rằng, nếu nó đơn giản như vậy thì cũng không cần thiết phải triển khai trong thực tiễn. Trong khi cứ thêm yêu cầu về chứng chỉ, bằng cấp thì nhiều lo ngại về tiêu cực lại phát sinh. 

Dư luận và các nhà giáo đều có phản ứng với đề xuất quy định nhà giáo phải có giấy chứng nhận nghề nghiệp bởi ngay từ đề xuất chưa làm rõ mục đích của tấm giấy chứng nhận này.

Nếu chứng nhận này giống như một thủ tục hành chính thì nó không mang lại nhiều ý nghĩa và chuyện "Giấy chứng nhận nghề nghiệp nhà giáo nên bỏ ngay từ ý tưởng"

Đại diện Bộ GD&ĐT nêu ba lý do chính cho đề xuất cấp giấy chứng nhận là trên thế giới, nhiều quốc gia đã có quy định này. Thứ hai, là nhiều ngành nghề khác quy định phải có chứng chỉ hành nghề như luật sư, bác sĩ, kỹ sư. Thứ ba là giấy chứng nhận nghề nghiệp cũng là sự công nhận và vinh danh nhà giáo.

Tính hợp lý của 3 lý do này đến đâu? Theo thông lệ quốc tế, thì giấy chứng nhận nghề nghiệp ở các nước sẽ được cấp bởi các hội nghề nghiệp nhà giáo. Nó khác biệt với quy định ở nước ta là do cơ quan quản lý Nhà nước cấp. Trong khi hiện tại nước ta cũng chưa có được hiệp hội nghề giáo viên đủ uy tín rồi việc để hiệp hội đó có một vị trí độc lập tương đối với khối quản lý hành chính và đào tạo (các trường đào tạo giáo viên) cũng không là chuyện đơn giản.

Thứ hai là không thể so sánh giấy chứng nhận nghề nghiệp nhà giáo cũng như bác sĩ, luật sư và một số ngành nghề khác cũng có chứng chỉ. Bởi sẽ rất vô lý nếu ngành nghề nào cũng cần phải có chứng nhận.

Mặt khác, với các ngành nghề mang tính đặc thù như bác sĩ, luật sư, kỹ sư thiết kế, xây dựng... là họ có thể hành nghề độc lập nên cần phải chứng chỉ hành nghề để chứng minh điều kiện khi tác nghiệp, làm việc. Trong khi giáo viên là dạy học trong các cơ sở giáo dục, có tổ chức nên giáo viên chỉ cần đáp ứng điều kiện về giảng dạy do cơ sở giáo dục quy định là được.

Còn với mục tiêu công nhận và vinh danh nhà giáo thì hiện tại, mỗi nhân sự khi tham gia giảng dạy đều đã phải tuân theo những quy định nghiêm túc về bằng cấp. Cụ thể, theo Luật Giáo dục, mỗi giáo viên muốn tham gia giảng dạy phải có bằng cấp liên quan. Với các nhân sự tốt nghiệp ngành nghề khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm mới có thể tham gia giảng dạy.

Nếu xuất hiện thêm giấy chứng nhận nghề nghiệp, vấn đề đặt ra là có giúp nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của giáo viên, từ đó có góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy hay không? Hay sẽ khiến giáo viên mất nhiều thời gian và công sức hơn để đáp ứng các yêu cầu đặt ra để đạt được giấy chứng nhận, làm ảnh hưởng đến thời gian dành cho chuyên môn.

Do đó, câu hỏi lớn đang đặt ra là, thêm một giấy chứng nhận nghề nghiệp nhà giáo liệu có thay đổi được chất lượng của đội ngũ nhà giáo hay không? câu trả lời có lẽ là không. Hơn thế, việc cấp chứng nhận nghề nghiệp cho nhà giáo sẽ tăng thêm chi phí, nguồn lực xã hội như thêm thủ tục, hồ sơ, giấy tờ liên quan, đi lại... gây lãng phí lớn thời gian, công sức của giáo viên, của cơ quan quản lý giáo dục.

Việc xây dựng một chính sách hay một quy định cụ thể nào cần được tính toán, cân nhắc, tránh những tác động tiêu cực. Với đề xuất có thêm giấy chứng nhận nghề nghiệp thiết nghĩ là không thực sự cần thiết, ít nhất là trong bối cảnh giáo dục hiện nay.

Thay vào đó, tiếp tục giao cho các cơ sở giáo dục tự đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên như hiện nay. Đồng thời, quy định cụ thể, chặt chẽ về điều kiện chuyên môn nghiệp vụ, tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn... để chọn ra đội ngũ giáo viên có đủ phẩm chất, đảm bảo chất lượng.

Và điều quan trọng là ở thời điểm này, ngành giáo dục còn đang còn rất nhiều việc cần làm như chuẩn hóa đội ngũ giáo viên; cải thiện môi trường dạy và học. Những điều này có ý nghĩa và cấp bách hơn việc có thêm một chứng nhận nghề nghiệp gây tốn kém và phiền hà.

版权声明:本文内容由互联网用户自发贡献,该文观点仅代表作者本人。本站仅提供信息存储空间服务,不拥有所有权,不承担相关法律责任。如发现本站有涉嫌抄袭侵权/违法违规的内容, 请发送邮件至 [email protected] 举报,一经查实,本站将立刻删除。

(322)
打赏 微信扫一扫 微信扫一扫 支付宝扫一扫 支付宝扫一扫
上一篇2024-10-23 07:15
下一篇 2024-10-23 07:23

相关推荐

  • 小霸王84合一手机版下载

    小霸王84合一手机版是专门为玩家们收集了儿时小霸王游戏打造的合集。还记得童年暑假与小伙伴们一起畅玩魂斗罗、双截龙、冒险岛的情形吗?现在小编为打击推荐的这款模拟器将可以延续你的热情哦!来2265安卓网下 …

    2024-10-23
    883394
  • 大年夜大年夜连热忱挽回专业机构

    最有效的热忱挽回公司是哪一家?热忱挽回价位一样深刻几钱?如古百度上一搜,很多热忱挽回公司,皆是按月收费,正轨的一样深刻是5000起步,也有一些刚竖坐的小公司,一两千,借许愿您肯定能挽回,其真是很没有靠 …

    2024-10-23
    8657
  • 若何战女逝世剖明,没有剖明反而成功率更大年夜大年夜

    我碰着过多么的状况:男逝世喜好公司的一个女同事,而女逝世刚进职一个多月,两人相关没有是很逝世。男孩立时往职,他念正在往职前背女孩率直。那种状况相疑是很多男逝世皆市做的事项,但其真是一件很出有心义的事项 …

    2024-10-23
    2414771328
  • 挽回女友她讲等她念念

    女友心热了若何挽回呢?她讲要我们各自支彼此面光阴好好念念,吃冷静哪位大年夜哥迈姐帮副手。没有要夸夸其讲好吗。。讲您多么多么爱她讲您会跟她相守生平。爱她生平给她悲愉。。。。她可以也许以为很假吧,讲呢有效 …

    2024-10-23
    338652
  • 奔跑吧兄弟4撕名牌大战破解版下载

    奔跑吧兄弟4撕名牌大战内购破解版是一款改编自热门真人秀节目的动作跑酷手游,该游戏画面与游戏角色完美还原真人节目,游戏画面非常精致唯美,还有丰富的游戏道具与兑换码免费使用哦!喜欢的朋友们,欢迎大家来22 …

    2024-10-23
    29
  • 女孩子下班的时分我该讲甚么(写给职场女逝世的10个提议)

    面击左上圆【闭注】下下的逝世少笔记,连尽收获下下为您分享的小我逝世少干货~下下进进职场可以也许算比拟早的吧,从下中毕业便踩进社会的大年夜大年夜门了,一路走往看到很多情面热温。有时分会回念起出往工做的第 …

    2024-10-23
    37147
  • 夫妻热战多暂便可以也许离婚了(夫妻之间热战多暂可以也许离婚了)

    夫妻热战多暂会离婚l假设夫妻曾是果热忱反里分家已谦2年,一定出有战洽可以也许的,大年夜概经人仄易远法院判决禁尽离婚后又分家谦1年,是可以也许被判准予离婚的,然则出有自动离婚那个讲法。会被准予离婚的状况 …

    2024-10-23
    384654
  • 老公中遇 中国婚恋挽回率下

    老公出轨若何挽回10种要收1.给足他的里子雅话讲得好,家丑没有成饱吹。碰着那种事项切勿为了欺侮老公,而背他人讲及此事。当您完全没有给他里子的时分,他没有但没有悔悟,反而会对您愈减厌恶,毕竟下场外子皆…

    2024-10-23
    3936143
  • 攻防卡牌手游中文版下载

    攻防卡牌手游是一款卡通风格的卡牌策略对战游戏,攻防卡牌拥有着美式动画的画面,丰富的卡牌设计,玩家可以收集不同的卡牌来组建自己的卡组,和其他玩家来一场真实的策略对决,喜欢此类游戏的玩家赶紧来2265安卓 …

    2024-10-23
    3227
  • 工做憋伸的神情短语(挨工人的心酸战没法神情讲讲)

    农妇工的梗是甚么?相疑大年夜家皆睹过“农妇工”那个词。那那是甚么梗?可以也许有些同伙没有知讲。我们一路往看看吧!By:灵茶农妇工的梗是甚么?也就是工薪族,如古很多下班族皆多么称吸自身。工人们经常起早贪 …

    2024-10-23
    2691314

发表回复

您的电子邮箱地址不会被公开。必填项已用*标注